Lịch sử Muscat_(nho)

Các giả thuyết về nguồn gốc về sự đa dạng của nho Muscat tìm về lại Ai Cập và Ba Tư thời tiền cổ đại (3000-1000 năm TCN), đồng thời một số nhà nghiên cứu về nho, như Pierre Galet, tin rằng các giống nho họ Muscat đã được nhân giống trong thời kỳ cổ đại (năm 800 TCN đến 600  CN) bởi người Hy Lạp và La Mã. Tuy nhiên, trong khi sản xuất rượu vang trong nước đã có một lịch sử lâu dài ở Ai Cập và Ba Tư cổ đại và các nhà văn cổ điển như Columella và Pliny the Elder đã mô tả các giống nho “rất giống Muscat” như Anathelicon Moschaton và Apianae có vị rất ngọt ngào và hấp dẫn với loài ong (apis tiếng Latin), thì không có bằng chứng lịch sử vững chắc nào cho thấy rằng những giống nho làm rượu trước đây là thành viên của họ nho Muscat.[2]

Tài liệu đầu tiên đề cập đến giống nho gọi "Muscat" là trong các tác phẩm của vị học giả người Anh tên Phanxicô Bartholomeus Anglicus, người đã viết về rượu vang làm từ nho Muscat trong tác phẩm De proprietatibus rerum của ông bằng giữa những năm 1230-1240 khi Anglicus đang học tại nơi hiện là Saxony ở Đức. Các tác phẩm tiếng Latin của Anglicus đã được dịch sang tiếng Pháp vào năm 1372 với loại rượu được Anglicus mô tả là "vin extrait de raisins muscats".[2]

Nguồn gốc cái tên Muscat

Bởi vì nguồn gốc chính xác của họ nho Muscat không thể xác định chính xác, nên các giả thuyết về nguồn gốc cái tên "Muscat" là rất nhiều. Câu chuyện thường được trích dẫn nhất là cái tên được bắt nguồn từ chữ muchk trong tiếng Ba Tư. Tương tự như moskos trong tiếng Hy Lạp, muscus tiếng Latinh và musc tiếng Pháp.[2]

Ở Ý, từ "mosca for fly" diễn tả hương thơm ngọt ngào và hàm lượng đường cao của nho Muscat, thứ thu hút côn trùng như loài ruồi giấm rất phổ biến.[3]

Các giả thuyết khác cho thấy gia đình nho Muscat có nguồn gốc ở nước Ảrập và được đặt tên theo thành phố Muscat nằm trên bờ Vịnh Oman. Thành phố khác đôi khi gợi ý như một nơi xuất hiện/tên tương tự là ở Hy Lạp - thành phố Moschato, nằm ở phía tây nam của Athens tại Attica. Moschato được cho là có phát âm tương tự trong tiếng Hy Lạp dành cho giống Muscat[4]

Liên quan